$595
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp việt nam thái lan trên kênh nào. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp việt nam thái lan trên kênh nào.Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp việt nam thái lan trên kênh nào. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp việt nam thái lan trên kênh nào.Sau buổi họp báo khởi động, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024 tổ chức hoạt động tuyển sinh đầu tiên tại Học viện Ngoại giao. Sự kiện có sự tham gia của nhà báo Phùng Công Sưởng (Trưởng Ban tổ chức), Hoa hậu Đỗ Thị Hà, diễn viên Phùng Đức Hiếu, ca sĩ Kuun Đức…Góp mặt tại buổi tuyển sinh, Đỗ Thị Hà gây ấn tượng bởi nhan sắc ngày càng thăng hạng. Sau gần 5 năm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020, cô gái quê Thanh Hóa khiến nhiều người ngưỡng mộ khi có sự nghiệp vững vàng, vừa theo đuổi nghệ thuật, vừa phát triển kinh doanh. Dịp này, người đẹp 10X cũng có những tiết lộ thú vị về kỷ niệm giấu gia đình thi nhan sắc trước đó. Hoa hậu Đỗ Thị Hà cho biết thời điểm cô tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 không có những buổi tuyển sinh hoành tráng tại các trường đại học. “Trước sơ khảo miền Bắc 3 ngày, tôi mới nộp hồ sơ cho ban tổ chức. Đến lúc đó, tôi vẫn băn khoăn việc nộp hồ sơ có phải điều đúng đắn không. Bởi hồ sơ của những thí sinh được đăng tải lên mạng rất đẹp, tài giỏi, khiến tôi tự ti. Hồi đó tôi nghĩ là mình ở mức ổn thôi, đến khi đăng quang mới thấy mình đẹp”, hoa hậu quê Thanh Hóa chia sẻ. Nhắc đến kỷ niệm dự thi cách đây 5 năm, Đỗ Thị Hà cho biết phỏng vấn kín là phần thi nhiều áp lực nhất. Cô khẳng định chính sự tự tin là bí quyết để bản thân vượt qua. “Vòng thi này là dịp ban giám khảo hiểu sâu hơn về thí sinh, cũng là cơ hội để thí sinh thể hiện bản thân. Để vượt qua vòng thi này, bạn cần thể hiện được cá tính riêng”, Đỗ Thị Hà nói.Tại ngày hội tuyển sinh, người đẹp 10X tiết lộ lý do giấu bố mẹ thi hoa hậu. Việc này xuất phát từ nỗi sợ nói trước bước không qua và tâm lý xấu hổ của người đẹp nếu không đạt được thành tích gì. Đỗ Thị Hà nhấn mạnh tài sản lớn nhất của hoa hậu không phải tiền bạc mà sự lan tỏa. Lý giải về điều này, người đẹp tâm sự nhiều chương trình từ thiện do cô kêu gọi nhận được sự hưởng ứng lớn từ các nhà hảo tâm.Với Đỗ Thị Hà, tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 là trải nghiệm đầu đời quý giá. Cô khẳng định hành trình này có sự yêu thương nhưng có cả khó khăn, vất vả và nước mắt. “Hoa hậu Việt Nam không phải hành trình khiến Hà đổi đời nhưng sau khi có danh hiệu, tôi có thêm cơ hội để đi nhiều nơi hơn, gặp gỡ nhiều người ưu tú. Tôi nhận ra, khi hiểu về bản thân, bạn sẽ có cách để làm mình đẹp hơn”, Đỗ Thị Hà nói. Góp mặt tại sự kiện ngoài Đỗ Thị Hà còn có sự tham dự của diễn viên Phố trong làng - Phùng Đức Hiếu. Trong vai trò khách mời, anh chia sẻ bản thân yêu mến cuộc thi Hoa hậu Việt Nam khi tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ nước nhà. Trong quá trình theo dõi các kỳ, Phùng Đức Hiếu ấn tượng với phần thi trang phục áo dài và phần thi ứng xử. Anh khẳng định thí sinh Hoa hậu Việt Nam luôn có những câu trả lời ứng xử thông minh giúp phần thi mang tính nhân văn sâu sắc.Nam diễn viên bày tỏ thêm: “Tôi đã theo dõi các kỳ tổ chức Hoa hậu Việt Nam từ rất lâu. Cuộc thi luôn tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt, cả về nhan sắc lẫn trí tuệ. Không chỉ là sân chơi nhan sắc, Hoa hậu Việt Nam luôn quan tâm đến những chương trình thiện nguyện. Điều đó càng khiến cuộc thi trở nên ý nghĩa”. ️
Theo TechSpot, Samsung Foundry một lần nữa thất bại trong việc giành được hợp đồng từ Qualcomm để sản xuất bộ vi xử lý di động hàng đầu mới nhất, Snapdragon 8 Elite Gen 2. Đây là bước lùi mới trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Samsung và TSMC, khi TSMC tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu bằng việc giành toàn bộ hợp đồng sản xuất chip mới này.Quyết định này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Samsung Foundry, khi công ty đang phải đối mặt với những thách thức về tỷ lệ sản xuất thành công thấp. Tuy nhiên, Samsung đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, như ổn định quy trình sản xuất chip 3nm và đặt mục tiêu phát triển chip 2nm cũng như chip 1,4nm vào năm 2027.Dù vậy, lựa chọn của Qualcomm hợp tác độc quyền với TSMC cho Snapdragon 8 Elite Gen 2 phản ánh thực tế khắc nghiệt của ngành công nghiệp bán dẫn. TSMC, với lịch sử hoạt động ổn định và độ tin cậy cao, đã tạo nên lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi Snapdragon là dòng chip được sử dụng rộng rãi trong các mẫu smartphone cao cấp trên toàn cầu.Mất đi hợp đồng này không đồng nghĩa với việc Samsung Foundry phải từ bỏ tham vọng của mình. Samsung dự kiến sẽ tiếp tục nỗ lực để giành được hợp đồng sản xuất Snapdragon 8 Elite Gen 3 khi chip này bắt đầu được phát triển. Song song với đó, thông tin về việc Snapdragon 8 Elite Gen 2 sẽ tăng giá đáng kể đã đặt ra bài toán khó cho mảng kinh doanh smartphone của Samsung. Chi phí cao hơn của vi xử lý dành cho điện thoại có thể khiến giá thành các sản phẩm cao cấp như dòng Galaxy tăng, gây áp lực lớn cho khả năng cạnh tranh về giá.Một giải pháp tiềm năng là hồi sinh dòng chip Exynos nội bộ cho các thiết bị Galaxy trong tương lai, chẳng hạn như dòng Galaxy S26. Động thái này có thể giúp Samsung giảm bớt sự phụ thuộc vào Snapdragon và kiểm soát chi phí tốt hơn. Samsung cần phải cân nhắc các chiến lược khác nhau để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, bao gồm cải thiện năng lực sản xuất chip nội bộ hoặc hợp tác với các nhà cung cấp chip khác. Đây sẽ là bài toán khó cho cả mảng bán dẫn và smartphone của Samsung trong thời gian tới. ️
Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân. ️